Lý giải tại sao Apple lại có thể bảo mật thông tin sản phẩm tốt đến như vậy

Bình luận về bài viết này

Bảo mật là vấn đề hàng đầu với bất kì công ty nào, việc giữ kín thông tin về sản phẩm tương lai không những giúp cho hãng sản xuất có được sự tùy biến trong hoạt động tùy chỉnh của mình, tạo sự hấp dẫn cho người dùng khi chờ đợi sản phẩm ngoài ra quan trọng nhất đó còn là không để cho các công ty đối thủ nắm bắt được công nghệ để tạo nên những sản phẩm sao chép. Apple dưới thời Steve Jobs vẫn được biết tới là công ty vô cùng “kín tiếng” với các hoạt động cũng như sản phẩm đang phát triển, nhiều người vẫn không thể hiểu nổi Steve Jobs đã làm như thế nào để một số lượng lớn nhân viên Apple im lặng trước truyền thông?

Các sản phẩm của Apple đều được bảo mật như một báu vật quốc gia.

Mới đây, một cuộc phỏng vấn vài cựu nhân viên của Apple đã vén dần bức màn bảo mật bấy lâu nay của Apple.

Brian Hoshi: “Làm việc cho Apple trong vòng vài năm, chúng tôi nhận ra rằng bảo mật là việc vô cùng quan trọng để giữ bản sắc riêng của công ty cũng như tạo nên những sản phẩm đột phá mà không sợ phải cạnh tranh quá nhiều với đối thủ củaApple. Tại Apple có một đội ngũ bảo mật, công việc chính của đội ngũ này là đảm bảo thông tin không rò rỉ ra ngoài, họ quan sát mọi hành động của những nhân viên tại đây và có xử lý dường như tức thời với bất kì trường hợp để lộ thông tin nào. Nếu như bạn tuân theo mọi quy tắc khi làm việc tại Apple, bạn sẽ có được một môi trường làm việc sảng khoái và không phải lo nghĩ nhiều”.

Ken Rosen – Đối tác và là chuyên viên đảm bảo hiệu suất: “Trong những ngày đầuApple mới được thành lập, mọi thứ rất thoải mái với nhân viên tại đây. Thậm chí trong phòng của giám đốc tài chính, bất kỳ nhân viên nào cũng có thể lấy được sổ lương. Apple thoải mái tới mức cho phép nhân viên kiểm tra lương của nhau bất kì lúc nào. Steve Jobs nói với chúng tôi rằng: Ở NeXT, mọi thứ đều “mở”. Tuy nhiên, khi rời công ty, chúng tôi không nói bất kì thứ kì về ngày làm việc của mình. Chúng tôi sẽ cố gắng phát triển phát triển bảo mật tới khi các thông tin rò rỉ lộ diện, khi chúng tôi không thể giữ được bí mật nữa thì Apple sẽ quay trở lại phương pháp hoạt động giống với các công ty khác trên thị trường”.

Bảo mật là vấn đề được Apple đặt lên hàng đầu để duy trì nhịp phát triển.

Kim Scheinberg: “Trong 18 tháng liên tiếp, dự án Marklar giữa Apple và Intel dường như chưa từng xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ vì một sơ xuất nhỏ của kĩ sư thiết kế phần mềm khi muốn con trai được ở gần ông bà mà thông tin về thương vụ này đã bại lộ”.

Robert Bowdidge: “Tôi không thể nói với vợ bất kì điều gì, điều duy nhất cô ấy biết là tôi làm việc tại một công ty gần nhà và thường về muộn sau mỗi ngày làm việc. Ngoài ra cô ấy không hề biết tôi đang làm công việc gì. Có một lần tôi phải đi công tác tại Manchester để làm việc với đối tác nước ngoài, vợ tôi yêu cầu được đi cùng. Nhưng tôi không thể vì cô ấy đang làm việc cho IBM – đối thủ lớn của Apple lúc đó, nếu tôi để lộ thông tin của Apple, đó sẽ là một tổn thất lớn cho công ty chính vì thế tôi đã phải từ chối”.

Rất khó để được tiếp cận với các mẫu thử của Apple, cho dù có là người thử nghiệm, những mẫu thử này cũng không bao giờ được hoàn thiện giống với phiên bản bán ra thị trường.

Chris Connors: “Mặc dù làm việc cho một công ty tiến bộ bậc nhất thế giới nhưng những nhân viên trong công ty không bao giờ bàn về chuyện công việc khi gặp nhau ngoài đời sống thực. Họ tự hiểu rằng bảo mật là một vấn đề rất quan trọng, chính vì thế mọi cuộc đối thoại của chúng tôi đều xoay quanh cuộc sống, những vấn đề ngoàiApple”.

Một nhân viên giấu tên: “Mọi mẫu thử nghiệm đều được khắc với một số liệu riêng để Apple có thể dò được vị trí cũng như người đang giữ sản phẩm. Những mẫu thử này đều được bảo quản sau khi thử nghiệm và không được mang ra ngoài công ty. Việc tiếp cận những sản phẩm này cũng rất giới hạn, thậm chí cả những nhân viên trong công ty cũng không hề biết sản phẩm cuối cùng sẽ ra sao”.

Các sản phẩm đều được bảo mật cẩn thận và có mã số riêng để nhóm kiểm soát biết được ai là người đã làm lộ.

Robert Scoble: “Anh rể tôi từng làm việc tại Apple, truyền thống này đã được xây dựng từ năm 1977 khi mà Apple vẫn phải thuê văn phòng và chưa có địa điểm riêng. Trên ban công có ghi dòng chữ “lỡ miệng tàu chìm” để nhắc nhở mỗi nhân viên về tầm quan trọng của mình khi làm việc ở đây. Tất nhiên tôi và anh ấy không bao giờ bàn bạc về công việc mỗi khi gặp nhau”.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều thông tin của Apple rò rỉ ra ngoài, các sản phẩm iPhone là ví dụ điển hình. Vậy làm thế nào để truyền thông lấy được những tin tức đó từApple?

Adam Banks (MacUser – Anh): “Vào năm 1998, khi Apple đang phát triển iMac thế hệ mới. Với các thông tin từ các sản phẩm có sẵn, chúng tôi đã phác thảo được chiếc iMac với thông số cùng thiết kế rất giống với chiếc iMac thật. Sau đó MacUser nhận được tin nhắn từ một nhà thử nghiệm sản phẩm của Apple. Người thử nghiệm cũng không biết nhiều về sản phẩm đang thử do được bảo mật rất kĩ, nhưng với phép so sánh chúng tôi đã đưa được thông tin rò rỉ của sản phẩm này. Đó cũng chính là một lần thành công lớn của MacUser trong lịch sử”.

Làm việc tại một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, mỗi nhân viên của Apple đều giống một điệp viên ngầm với nhiệm vụ phát triển các sản phẩm một cách hoàn thiện.

 

Nguồn: http://www.techz.vn
(http://www.techz.vn/Ly-giai-tai-sao-Apple-lai-co-the-bao-mat-thong-tin-san-pham-tot-den-nhu-vay-ylt29999.html)

Tuff Kuffs

Bình luận về bài viết này

Công nghệ đã “tàn phá” ngày nghỉ như thế nào?

Bình luận về bài viết này

Ngày nghỉ vốn được dành cho những hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi… nhưng với sự phát triển của công nghệ, khái niệm ngày nghỉ đang dần biến mất.

 Ngày nghỉ trước đây luôn luôn đi kèm với các buổi đi chơi, những ngày không phải làm việc, có thể mặc trang phục bình thường và làm các công việc ưa thích cùng người thân. Những ngày nghỉ đôi khi cũng là lúc để bắt đầu sửa chữa lại những vật dụng bị hỏng trong gia đình hay trở thành thời gian để ngủ nướng của bất kì ai. Tuy nhiên, những hành động đó có lẽ chỉ còn trong quá khứ vì smartphone dường như đang thay đổi tất cả.

Sẽ thật tuyệt vời nếu như ngày nghỉ không phải suy nghĩ bất kì thứ gì, bạn có thể đóng sách vở, tắt máy tính và thực sự nghỉ ngơi thoải mái. Nhưng, với tần suất sử dụng smartphone trung bình 150 lần mỗi ngày, sẽ có rất ít người trong chúng ta được nghỉ ngơi. Những chiếc smartphone đi kèm với email, các lịch nhắc nhở làm cho người dùng cảm thấy không được rảnh rỗi. Dù cho bạn có đang nằm dài trên giường, một tin nhắn báo công việc khẩn cấp hoặc lịch nhắc nhở về một kì thi sắp tới cũng có thể làm hỏng hoàn toàn ngày nghỉ của bạn, kể cả những sự kiện này chưa xảy ra.

<br />	Sự tiện lợi của công nghệ đã mang tới sự bất lợi cho con người.

Sự tiện lợi của công nghệ đã mang tới sự bất lợi cho con người.

Theo như thống kê năm 2011, có tới 35% dân số làm việc vào ngày cuối tuần. Tất nhiên chẳng có cơ quan tổ chức nào chi trả cho những ngày nghỉ nhưng vô hình chung những người sử dụng smartphone có xu hướng tự ép mình bận rộn. Với 65% còn lại, có vẻ như họ quá bận rộn tới mức không thể trả lời được thống kê này.

Theo như thống kê của tổ chức Reboot – một tổ chức phi lợi nhuận với mục đích giúp ngày nghỉ đúng nghĩa hơn: “Cuộc sống hiện tại là một cuộc chạy đua khốc liệt, tất cả mọi thứ đều được đi kèm chữ “khẩn cấp” ở phía sau. Từ “ăn khẩn cấp”, “dọn dẹp khẩn cấp”, “học khẩn cấp”, “làm việc khẩn cấp”… tất cả mọi thứ đều gấp gáp. Con người ở thời buổi hiện tại dường như đối đầu với mọi vấn đề ngay lập tức, không hề có chậm trễ. Nhìn ở góc độ hiện đại thì đây là điều rất tốt, nhưng thật ra nó đã phá hỏng rất nhiều thói quen vốn có đồng thời làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mỗi chúng ta”.

<br />	Cụm từ "khẩn cấp" giờ đây được tự động gắn vào tất cả những việc làm xung quanh mỗi người.

Cụm từ “khẩn cấp” giờ đây được tự động gắn vào tất cả những việc làm xung quanh mỗi người.

Ngoài ra, càng lợi dụng công nghệ nhiều, con người càng có xu hướng “ngại nghĩ” và căng thẳng hơn. Đây cũng là lý do chủ yếu mà các nhà trường đều cấm học sinh sử dụng điện thoại di động, máy tính cũng như mạng Internet vì muốn tất cả học sinh được phát triển bình thường, với những kĩ năng bình thường mà không bị khui chột bởi công nghệ. Việc ngày một nhiều “cú đêm” sử dụng thiết bị thâu đêm suốt sáng cũng làm cho họ trở nên bi quan, căng thẳng hơn người bình thường.

Nhiều người đổ tại thế giới, khi mà mọi thứ đều diễn ra nhanh chóng mặt, những người khác lại đổ tại các sản phẩm công nghệ vì quá hấp dẫn khiến họ không thể dứt ra nổi, số còn lại không thể trả lời tại sao mình lại bị công nghệ lôi cuốn tới vậy. Tuy nhiên, lý do chủ yếu vẫn ở bản thân mỗi con người, theo cuốn sách “Những người thành công làm gì vào ngày cuối tuần” của tác giả Laura Vanderkam thì phần lớn họ đều dành quãng thời gian này để nghỉ ngơi, thư giãn và vui chơi chứ không “đâm đầu” vào một cuộc đua ảo không có hồi kết. Tất cả họ đều có chung một quan điểm: “Hãy chỉ làm việc khi thấy thật sự thoải mái và đừng lạm dụng công nghệ trong ngày nghỉ”.

<br />	Những ngày nghỉ thật sự là một ngày rời xa máy tính, xa điện thoại, email và chơi đùa cùng thú cưng hay có những chuyến dã ngoại cùng gia đình.

Những ngày nghỉ thật sự là một ngày rời xa máy tính, xa điện thoại, email và chơi đùa cùng thú cưng hay có những chuyến dã ngoại cùng gia đình.

Ngoài việc lãng phí thời gain, chúng ta còn vô tình tạo cho cơ thể một cảm giác không lành mạnh khi sử dụng hết năng lượng cho việc suy nghĩ mà không được nghỉ ngơi hợp lý. Những ngày cuối tuần được sử dụng cho việc nghỉ ngơi, tất nhiên không phải để bạn ngủ cả ngày dài mà là thời gian để bạn vui chơi, có được cảm giác thoải mái trước khi bắt đầu một tuần làm việc mới. Nếu tình trạng ngủ không đủ, không đúng giấc xảy ra quá thường xuyên, não bộ sẽ mất thông tin đồng thời mạch suy nghĩ sẽ giảm nghiêm trọng. Với những người thường xuyên thiếu ngủ hoặc có thời gian sinh hoạt không điều độ, họ luôn có trí nhớ kém đồng thời tư duy logic kém hơn hẳn những người sinh hoạt đủ, đúng giờ. Việc ngồi bên máy tính hay sử dụng điện thoại với thời lượng kéo dài còn gây nên các bệnh về mắt cũng như thay đổi đồng hồ sinh học của mỗi người.

<br />	Tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại, máy tính bảng không những ảnh hưởng tới mắt mà còn làm thay đổi chu kì sinh học của mỗi người.

Tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại, máy tính bảng không những ảnh hưởng tới mắt mà còn làm thay đổi chu kì sinh học của mỗi người.

Cho dù bạn có làm việc 50-60 giờ mỗi tuần đi nữa thì công việc của bạn cũng không bao giờ bằng một người chỉ làm việc 40 giờ nhưng được nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ. Điều này đúng với phần lớn con người trên Trái Đất, nên nếu bạn không phải là siêu nhân, đừng phí sức lực để đạt được kết quả kém hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không thể dành toàn bộ thời gian chỉ để ngủ và chơi được, ngủ quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, suy nghĩ không tỉnh táo và… chơi quá nhiều sẽ khiến chúng ta trở nên chây ỳ với bất kì công việc nào.

Nguồn: http://genk.vn
(http://genk.vn/tin-ict/cong-nghe-da-tan-pha-ngay-nghi-nhu-the-nao-2013052708182051.chn)